Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt (đọc hiểu) Lớp 2 (Có đáp án) - Trường Tiểu học Minh Hòa
I. Đọc thầm : KHO BÁU
Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa. Gặt hái xong lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
Nhưng rồi hai ông bà mỗi ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Ít lâu sau, bà lão qua đời. Rồi ông lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông dặn dò các con:
-Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.
Theo lời cha, hai nguời con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu đâu. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy lúa bội thu. Hế mùa hai nguời con lại ra công đào bới mà vẫn không tìm được gì. Mùa tiếp theo, họ đành trồng lúa và vụ ấy lúa cũng bội thu.
Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để. Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha.
Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa. Gặt hái xong lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
Nhưng rồi hai ông bà mỗi ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Ít lâu sau, bà lão qua đời. Rồi ông lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông dặn dò các con:
-Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng.
Theo lời cha, hai nguời con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu đâu. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy lúa bội thu. Hế mùa hai nguời con lại ra công đào bới mà vẫn không tìm được gì. Mùa tiếp theo, họ đành trồng lúa và vụ ấy lúa cũng bội thu.
Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để. Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha.
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt (đọc hiểu) Lớp 2 (Có đáp án) - Trường Tiểu học Minh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt (đọc hiểu) Lớp 2 (Có đáp án) - Trường Tiểu học Minh Hòa
Trường Tiểu học Minh Hòa Thứ , ngày tháng năm 2012 Lớp: 2/ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM Họ tên: .. Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu) Thời gian: 30 phút Điểm Nhận xét của giáo viên I. Đọc thầm : CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc, tỏa ngát hương thơm. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu. Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. II. Bài tập (4 điểm) 1. Những loài cây nào được trồng ngay thềm lăng? Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng. Cây vạn tuế. Cây đào. Cây hoa ban. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 (ĐỌC HIỂU) 1. Những loài cây nào được trồng ngay thềm lăng? Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng. Cây vạn tuế. 2. Những loài cây nào được trồng trên bậc tam cấp? Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác? Đánh dấu X vào ô trống trước câu đúng. Cây và hoa dâng niềm tôn kính thiêng liêng. 4. Từ ngữ nào trong câu “ Những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên” trả lời cho câu hỏi “ Như thế nào?”. Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng. Khỏe khoắn. Trường Tiểu học Minh Hòa Thứ , ngày tháng năm 2012 Lớp: 2/ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC Họ tên: .. Môn: Tiếng Việt (đọc hiểu) Thời gian: phút Điểm Nhận xét của giáo viên I. Đọc thầm : KHO BÁU Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa. Gặt hái xong lại trồng khoai, trồng cà. Họ không để cho đất nghỉ mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay. Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng. Nhưng rồi hai ông bà mỗi ngày một già yếu. Hai con trai của họ đều ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền. Ít lâu sau, bà lão qua đời. Rồi ông lão cũng lâm bệnh nặng. Biết mình khó lòng qua khỏi, ông dặn dò các con: -Cha không sống mãi để lo cho các con được. Ruộng nhà có một kho báu, các con hãy tự đào lên mà dùng. Theo lời cha, hai nguời con đào bới cả đám ruộng mà chẳng thấy kho báu đâu. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa. Nhờ làm đất kĩ, vụ ấy lúa bội thu. Hế mùa hai nguời con lại ra công đào bới mà vẫn không tìm được gì. Mùa tiếp theo, họ đành trồng lúa và vụ ấy lúa cũng bội thu. Liên tiếp mấy vụ liền được mùa, hai anh em có của ăn của để. Lúc ấy, họ mới hiểu lời dặn dò khi trước của người cha. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X ( vào ô trống) trước các ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì ? KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC Năm học: 2011 – 2012 Môn: Tiếng Việt lớp 2 (Phần viết) Thời gian: 40 phút 1/Chính tả: (5 Điểm) Thăm nhà Bác Có rào râm bụt đỏ hoa quê Như cổng nhà xưa Bác trở về Có bốn mùa, rau tươi tốt lá Như những ngày cháo bẹ măng tre. Nhà gác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. 2/Tập làm văn: (5 Điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu ) nói về em bé của em. Câu hỏi gợi ý: 1. Em bé em tên gì? Bao nhiêu tuổi? 2. Đặc điểm bên ngoài của em bé? ( khuôn mặt, hình dáng...) 3. Đặc điểm về hoạt động? 4. Tình cảm của em đối với em bé? Rào rào như đàn chim vỗ cánh. Nô nức lội ngược trong mưa. 4. Trong câu: “ Cá rô nô nức lội ngược trong mưa” từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi con gì ? Cá rô. Lội ngược. Nô nức. 5. Bộ phận nào in đậm trong câu “Chúng khoan khoái đớp bóng nước mưa” trả lời cho câu hỏi nào ? Vì sao? Như thế nào? Khi nào?
File đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_doc_hieu_lop_2_co_dap_an.doc