Giáo án cả năm môn Đạo Đức Lớp 1

B. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Tuần 1: tiết 1
1) Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
Mục tiêu: học sinh có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động cụ thể.
Tiến hành: nhóm lớn
- Quan sát tranh của nhóm, nêu ý kiến với bạn:
+ Tranh vẽ gì? Việc làm đó đúng hay sai?
+ Nên làm thế nào cho đúng
- Các nhóm trình bày
* Trong giờ học, bạn ngồi làm việc riêng, như thế sẽ ảnh hưởng rới các bạn xung quanh và kết quả học tập của chính mình. Bạn đó đã không làm tròn bổn phận và trách nhiệm của mình, không thực hiện quyền được học tập của mình.
Các bạn phải học bài mới đúng
* Bạn vừa ăn vừa xem truyện sẽ có hại cho sức khoẻ và ảnh hưởng tới công việc của cả nhà. Phải tập trung vào một việc.
Nên ngừng xem truyện và cùng cả nhà ăn cơm cho xong bữa
* Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ giấc.
doc 45 trang datvu 08/05/2024 630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án cả năm môn Đạo Đức Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án cả năm môn Đạo Đức Lớp 1

Giáo án cả năm môn Đạo Đức Lớp 1
 Bài 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ GIẤC
A. Mục tiêu
 Hiểu các biểu hiện cụ thể và lợi ích của việc học tập và sinh hoạt đúng giờ giấc.
 Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hợp lý cho bản thân và thực hiện đúng thời gian 
biểu đó.
 Có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập đúng giờ giấc.
B. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Tuần 1: tiết 1
 1) Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến
 Mục tiêu: học sinh có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kiến trước các hành động cụ thể.
 Tiến hành: nhóm lớn
 - Quan sát tranh của nhóm, nêu ý kiến với bạn: 
 + Tranh vẽ gì? Việc làm đó đúng hay sai?
 + Nên làm thế nào cho đúng
 - Các nhóm trình bày
 * Trong giờ học, bạn ngồi làm việc riêng, như thế sẽ ảnh hưởng rới các bạn xung 
quanh và kết quả học tập của chính mình. Bạn đó đã không làm tròn bổn phận và trách 
nhiệm của mình, không thực hiện quyền được học tập của mình.
 Các bạn phải học bài mới đúng
 * Bạn vừa ăn vừa xem truyện sẽ có hại cho sức khoẻ và ảnh hưởng tới công việc của 
cả nhà. Phải tập trung vào một việc.
 Nên ngừng xem truyện và cùng cả nhà ăn cơm cho xong bữa
 * Làm hai việc cùng một lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ giấc.
 2) Hoạt động 2: Xử lý tình huống
 Mục tiêu: Học sinh biết lựa chọn cách ứng xử đúng trong từng tình huống cụ thể.
 Tiến hành: Nhóm lớn
 - Xem tranh bài 2 vẽ cảnh gì ở từng nhóm và nêu:
 + Theo em bạn đó sẽ xử lý thế nào? Vì sao em chọn cách ứng xử đó?
 + Hãy chọn tình huống ứng xử hay nhất để cùng nhau sắm vai.
 (Mỗi bạn giả vờ làm một nhân vật trong tranh, hoạt động và lời nói theo nội dung 
bức tranh mà nhóm đã chọn)
 - Từng nhóm trình bày
 1 Tiến hành:
 - Đọc đề bài và các tình huống.
 - Giáo viên nêu từng tình huống, học sinh nghe và suy nghĩ rồi nêu ý kiến của mình: 
đồng ý – không đồng ý – chưa biết làm sao.
 - Học sinh nêu lý do vì sao không đồng ý.
 * Trẻ em hay người lớn đều phải học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc, như vậy mới đảm 
bảo sức khoẻ và không ảnh hưởng tới việc của mình, làm cho ông bà bố mẹ yên tâm.
 Tuỳ theo từng gia đình với nét sinh hoạt riêng mà thời gian làm việc và học hành ở 
nhà của mỗi em có thể giờ giấc khác nhau.
 Vừa học vừa chơi là sai. Không tập trung nghe giảng, không hiểu bài, học sẽ dốt. Đó 
là thói quen xấu.
 Học tập sinh hoạt đúng giờ giấc có lợi cho sức khoẻ và cho việc học tập của mình.
 3) Hoạt động 3: Hành động
 Mục tiêu: giúp học sinh tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập sinh hoạt đúng 
giờ giấc và cách thực hiện điều đó.
 Tiến hành: Nhóm lớn
 - Trao đổi trong nhóm và nêu:
 + ích lợi của việc học tập đùng giờ giấc.
 + Cần làm gì để học tập đúng giờ giấc.
 + ích lợi của việc sinh hoạt đúng giờ giấc.
 + Cần làm gì để sinh hoạt đúng giờ giấc.
 - Từng nhóm trình bày.
 - Em còn điều chỉnh hành vi gì nữa để là người biết học tập sinh hoạt đúng giờ giấc.
 * Cần phải học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc
 4) Hoạt động 4: Thời gian biểu
 Mục tiêu: giúp học sinh sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lý và tự theo dõi việc 
thực hiện thời gian biểu đó
 Tiến hành: Nhóm 2
 - Lấy thời gian biểu của mình trao đổi với bạn và suy nghĩ rồi nói với bạn.
 + Bố trí như vậy đã hợp lý chưa.
 + Giải thích rõ: thực hiện theo nó ra sao?
 + Hàng ngày có làm đủ các việc đã nêu hay không.
 3 - Theo em nhóm bạn nào có cách kết thúc chuyện hay nhất.
 - Giáo viên kể nốt câu chuyện.
 - Thảo luận:
 + Qua bài học, em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi.
 + Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
 + Khi nhận lỗi và sửa lỗi cho nhau, bản thân mình có suy nghĩ gì? Lúc đó mọi 
người xung quanh sẽ nghĩ gì về mình?
 - Các nhóm trình bày.
 * Trong cuộc sống, ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em ở lứa tuổi nhỏ. Nhưng 
điều quan trọng nhất là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ 
và được mọi người yêu quý.
 2) Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
 Mục tiêu: Giúp học sinh biết bảy tỏ ý kiến của mình ở tình huống cụ thể
 Tiến hành:
 - Giáo viên nêu lần lượt từng tình huống ở bài 2.
 - Học sinh nêu ý kiến và nói rõ lý do vì sao việc đó lại sai? Cách sửa? 
 * Đã làm sai mà không nhận lỗi thì lòng mình không thanh thản, làm cho người khác 
có thể bị nghi oan. Nhận lỗi xong phải biết sửa lỗi nữa, tránh nói suông.
 Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em mau tiến bộ và sẽ được mọi người yêu 
quý.
 Thực hiện: Nhận lỗi và sửa lỗi
 Chuẩn bị tìm hiểu những người xung quanh mình ai đã biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Tuần 4: Tiết 2
A. Bài cũ
 - Khi mắc lỗi thì mình cần phải làm gì?
 - Nhận lỗi và sửa lỗi có ích gì?
B. Thực hành
 1) Hoạt động sắm vai
 Mục tiêu: Giúp học sinh lựa chọn và thực hành hành vi nhận lỗi và sửa lỗi.
 Tiến hành: Nhóm nhỏ
 - Đọc và quan sát tranh bài 3, nói với bạn:
 + Tranh vẽ gì? Đặt tên cho các nhân vật trong tranh?
 5 Thực hiện: biết nhận lỗi và sửa lỗi
 Chuẩn bị: bài 3
 Bài 3: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP
A. Mục tiêu: giúp học sinh
 - Hiểu ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp
 - Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
 - Biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
 - Biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp.
B. Các hoạt động dạy và học chủ yếu
Tuần 5: Tiết 1
 Bài cũ:
 - Khi mắc lỗi mà biết nhận lỗi và sửa lỗi có lợi gì?
 - Bạn em thiếu bài khi em nhắc thì bạn nói: “Hôm qua mệt nên mình chưa xong, để 
lúc rỗi rãi mình làm nốt bài xong”. Theo em thế đã đúng chưa?
 Bài mới:
 1) Hoạt động 1: Đọc chuyện: “Đồ dùng để ở đâu?”.
 - Giáo viên kể chuyện “Đồ dùng để ở đâu”.
 - Câu hỏi phát vấn:
 + Nếu em là bạn của Dương, em giúp bạn bằng cách nào?
 + Em khuyên bạn điều gì?
 + Em bảo bạn cách sắp xếp lại đồ dùng thế nào?
 - Đồ dùng để bừa bãi có hại gì?
 * Mỗi đồ dùng phải được đê đúng nơi qui định. Tính bừa bãi của Dương khiến cho 
nhà cửa lộn xộn, rất xấu, làm bạn mất thời giờ tìm kiếm khi cần đến đồ dùng.
 Chúng ta nên rèn luyện đức tính sống gọn gàng ngăn nắp.
 2) Hoạt động 2: L,àm bài tập 1
 - Học sinh tự đọc và làm bài.
 - Giáo viên kiểm tra.
 - Giái thích lý do vì sao Điền sai? 
 3) Hoạt động 3
 7 - Nêu tình huống: em sẽ làm gì khi:
 + Vừa ăn cơm xong, chưa kịp làm gì thì bạn đến rủ đi chơi.
 + Nhà sắp có khách, ti vi đang có phim hoạt hình hay mà mẹ lại giục đi chuẩn bị cốc 
chén đón khách.
 + Cô giao cho Na thu vở bài tập của các bạn trong lớp mà Na không làm.
 - Mỗi tổ một tình huống, thảo luận để sắm vai.
 - Học sinh trình bày, lớp nhận xét.
 * Ta nên cùng mọi người giữ gọn gàng ngăn nắp nơi ở của mình để nhà cửa sạch sẽ.
 2) Làm bài tập 3
 - Học sinh đọc và tự làm bài.
 - Một số em trình bày bài.
 - Nhận xét bài bạn vừa nêu, giải thích lý do vì sao tình huống đó là sai?
 3) Hoạt động 2: Liên hệ
 Mục tiêu: Kiểm tra việc học sinh giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
 Tiến hành:
 - Tự nhận xét xem mình ở mức độ nào trong các mức độ sau:
 + Thường thu dọn chỗ học chỗ chơi.
 + Ít khi thu dọn chỗ học chỗ chơi.
 + Không thu dọn chỗ học chỗ chơi.
 - Giáo viên thống kê và nhận xét tình hình chung.
 - Nhìn xung quanh lớp, nhận xét xem lớp ta đã được gọn gàng ngăn nắp chưa? (ngăn 
bàn, giá để mũ, tủ đồ dùng, nền nhà ).
 - Thu dọn lại cho ngăn nắp.
 * Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa sạch, đẹp và khi cần sử dụng thì không 
mất công tìm kiếm. Người sống gọn gàng ngăn nắp luân được mọi người tin tưởng, yêu 
quý.
 Kết luận: Phải sống gọn gàng, ngăn nắp
 Thực hiện: Sống gọn gàng, ngăn nắp.
 Chuẩn bị: Bài 4
 Bài 4: CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 9 * Chúng ta nên làm những công việc nhà phù hợp với khả năng của mình như: tưới 
nước cho vườn, cây cảnh; dọn dẹp nhà cửa; chuẩn bị nấu cơm, dọn cơm; cho gà vịt ăn;  
 Cần tránh làm những việc quá sức vì ảnh hưởng xấu tới xương và cơ.
 3) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
 Mục tiêu: học sinh có nhận thức, thái độ đúng đắn với công việc gia đình.
 Tiến hành:
 - Đọc đề và tự làm bài tập 4.
 - Lần lượt từng tình huống được học sinh trình bày và nêu lý do.
 - Cả lớp nhận xét.
 * Chăm chỉ là đức tính tốt. Cha mẹ ta rất vất vả, vì vậy ta cần phải chăm chỉ tự giác 
làm việc nhà.
 Tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng là quyền và bổn phận của trẻ em, là thể 
hiện tình yêu thương đối với ông bà cha mẹ. 
 Kết luận: Cần chăm làm việc nhà
Tuần 9: tiết 2
A. Bài cũ
 - Chăm làm việc nhà có ích lợi gì?
 - Trong lớp, ai đã biết chăm làm việc nhà.
B. Thực hành
 1) Hoạt động 1: Liên hệ
 Mục tiêu: Giúp học sinh tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của bản 
thân.
 Tiến hành: Nhóm nhỏ
 - Kể cho bạn nghe: ở nhà mình đã làm được những việc gì? Kết quả ra sao?
 - Khi làm xong việc, mình cảm thấy thế nào? Ông bà, cha mẹ tỏ thái độ gì?
 - Từng nhóm trình bày.
 - Các việc tự em làm hay do cha mẹ nhắc nhở.
 * Hãy tìm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được 
tham gia làm việc của mình đối với người lớn. Làm việc phải đảm bảo an toàn.
 2) Hoạt động 2: Sắm vai
 Mục tiêu: Học sinh biết cách ứng xử đúng trong tình huống cụ thể.
 11 Thực hiện chăm làm việc nhà
 Chuẩn bị: Bài 5
 Bài 5: CHĂM CHỈ HỌC TẬP
A. Mục tiêu: giúp học sinh
 - Hiểu như thế nào là chăm chỉ học tập.
 - Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì?
 - Thực hiện được giờ giấc học bài, làm bài đầy đủ, đảm bảo thời gian tự học ở nhà, ở 
trường.
 - Có thái độ tự giác học tập.
B. Các hoạt động chủ yếu
Tuần 10: tiết 1
 Bài cũ:
 - Chăm chỉ làm việc nhà có lợi gì?
 - Kể những việc làm chứng tỏ mình là người đã biết chăm chỉ làm việc nhà.
 Dạy bài mới:
 1) Hoạt động 1: xử lý tình huống
 Mục tiêu: Học sinh hiểu được một biểu hiện cụ thể của việc chăm chỉ học tập
 Tiến hành: Nhóm 2, sắm vai
 - Quan sát tranh bài 1 và nêu:
 + Tranh vẽ ai? Tên bạn là gì?
 + Bạn đang làm gì?
 + Đọc lời nói của bạn.
 - Theo nhóm 2, cả lớp tìm cách ứng xử của bạn Hà sao cho phù hợp nhất. Lựa chọn 
lời thoại, chuẩn bị sắm vai.
 - Học sinh trình bày bài: Một đến hai nhóm
 - Giáo viên ghi nhanh cách ứng xử lên bảng.
 - Học sinh nhận xét cách ứng xử hay nhất.
 * Khi đang học bài, chúng ta cần cố gắng hoàn thành chu đáo công việc, không nên 
bỏ dở. Hoàn thành chu đáo bài học bài làm của mình như thế là chăm chỉ học tập.
 2) Hoạt động 2: Xử lý tình huống
 13 Tiến hành: nhóm 2
 - Xem tranh minh hoạ và đọc tình huống bài tập 5
 - Thảo luận trong nhóm, lựa chọn cách xử lý.
 - Các nhóm trình bày. Lớp nhận xét cách ứng xử hay nhất.
 * Hà nên chào bà, xách giúp bà túi đồ vào nhà rồi chào tạm biệt bà để đi học. Sau 
buổi đi học về, hai bà cháu sẽ nói chuyện với nhau.
 Phải đi học đều và đi học đúng giờ.
 2) Hoạt động 2: bày tỏ ý kiến
 Mục tiêu: Giúp học sinh bày tỏ thái độ và nêu được ý kiến liên quan tới các chuẩn 
mực đạo đức.
 Tiến hành: Làm bài tập 6
 - Học sinh tự đọc rồi làm bài tập 6
 - Đọc bài làm của mình (Mỗi học sinh nêu một phần và giải thích lý do).
 * Ai cũng cần phải cố gắng học tập. Ngoài sự cố gắng, để học tốt ta còn phải biết bố 
trí thời gian cho phù hợp từng môn học và phù hợp từng hoàn cảnh mỗi gia đình.
 3) Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm
 Mục tiêu: Giúp học sinh đánh giá hành vi chăm chỉ học tập
 Tiến hành: Thảo luân chung
 - Chuẩn bị: Giáo viên nêu nội dung “Giờ ra chơi, Liên ngồi lại lớp tranh thủ làm bài 
tập ở nhà để tối còn xem phim thoải mái”.
 - Học sinh trao đổi theo nhóm 2, chọn lời thoại theo nội dung vừa nêu, tìm cách giải 
quyết vấn đề.
 Các nhóm trình bày
 Thảo luận chung:
 + Làm bài tập cô giao về nhà như thế có phải là chăm chỉ học tập không? vì sao?
 + Hãy nói một câu khuyên bạn đó.
 * Giờ ra chơi để giúp thầy và trò nghỉ ngơi, bớt căng thẳng, để tiếp tục hoàn thành 
nốt phần việc còn lại ở tiết sau. Vậy để học tiếp ta không nên dùng thời gian đó vào việc 
làm bài tập ở nhà. Đã biết: Giờ nào việc nấy.
 Chăm chỉ học là bổn phận của mỗi học sinh, đồng thời cũng giúp các em thực hiện 
tốt hơn quyền được học tập của mình.
 Kết luận: Phải chăm chỉ học tập
 Chuẩn bị: bài 6
 15

File đính kèm:

  • docgiao_an_ca_nam_mon_dao_duc_lop_1.doc