Giáo án tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 3
- Đọc rành mạch, trôi chảy bức thư của bạn. Bước đầu biết đọc một đoạn thư giọng đọc phù hợp với nội dung câu bài thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
- Hiểu tình cảm của người viết thư : Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.
* Ứng xử lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tư duy sáng tạo.
- Giáo dục tính chân thực, thương bạn, biết chia sẻ đau buồn cùng bạn.
* Ý thức tự giác tham gia các hoạt động từ thiện, tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên để hạn chế lũ lụt
- Hiểu tình cảm của người viết thư : Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư.
* Ứng xử lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tư duy sáng tạo.
- Giáo dục tính chân thực, thương bạn, biết chia sẻ đau buồn cùng bạn.
* Ý thức tự giác tham gia các hoạt động từ thiện, tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên để hạn chế lũ lụt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án tổng hợp các môn Lớp 4 - Tuần 3

Thứ hai, ngày 02 tháng 09 năm 2013 TẬP ĐỌC TIẾT 5: THƯ THĂM BẠN * (Mức độ tích hợp giáo dục BVMT : Gián tiếp) I. MỤC TIÊU : - Đọc rành mạch, trôi chảy bức thư của bạn. Bước đầu biết đọc một đoạn thư giọng đọc phù hợp với nội dung câu bài thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. - Hiểu tình cảm của người viết thư : Thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. Trả lời được các câu hỏi trong SGK. Nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư. * Ứng xử lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, tư duy sáng tạo. - Giáo dục tính chân thực, thương bạn, biết chia sẻ đau buồn cùng bạn. * Ý thức tự giác tham gia các hoạt động từ thiện, tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên để hạn chế lũ lụt. II. CHUẨN BỊ : - GV : + Sử dụng tranh minh họa trong SGK. + Bảng lớp viết từ, câu cần luyện đọc đúng. - HS : + Đọc trước bài ở nhà. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : A. Ổn định lớp : B. Kiểm tra bài cũ : Truyện cổ nước mình - GV gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi. - 2 học sinh đọc thuộc lòng 10 dòng thơ và trả lời câu hỏi trước lớp. - Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh. C. Dạy bài mới : 1. Khám phá : - HS xem tranh minh họa trong SGK Em đã bao giờ viết thư chưa ? Bức tranh vẽ cảnh gì ? + Một bạn nhỏ đang ngồi viết thư và dõi theo khung cảnh mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. - Giáo viên giới thiệu bài ghi bảng : Động viên, giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt là việc làm cần thiết 2. Kết nối : a. Luyện đọc : - Giáo viên chia bài thành 3 đoạn : + Đoạn 1 : Hòa Bình, chia buồn với bạn. + Đoạn 2 : Hồng ơi ! bạn mới như mình. + Đoạn 3 : Phần còn lại - Giáo viên đọc diễn cảm bức thư. * Lượt 1 : Giáo viên kết hợp sửa lỗi phát âm, - 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn bức thư. ngắt giọng cho học – hướng dẫn tìm từ khó và * Học sinh tìm và luyện đọc đúng : Trận lũ lụt, luyện đọc đúng. Quách Tuấn Lương , mãi mãi, nỗi đau này, Hồng ơi ! 1 Kể những hành động, việc làm ủng hộ đồng bào nơi bị thiên tai mà em biết ? Em có thể làm gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người gặp kho khăn, hoạn nạn ? 4. Vận dụng : + Kể cho người thân nghe về bức thư của bạn Lương. + Viết giới thiệu những gương người tốt, việc tốt ủng hộ đồng bào gặp thiên tai. - Giáo dục tư tưởng - Nhận xét tiết học - Về nhà luyện đọc bài - Chuẩn bị bài : Người ăn xin TOÁN TIẾT 11: TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (TT) I. MỤC TIÊU : - Học sinh được củng cố về hàng và lớp. - Đọc, viết được một số số đến lớp triệu. Làm được các bài tập 1, 2, 3. - Giáo dục tính chính xác, cẩn thận, tự lực trong học toán. II. CHUẨN BỊ : - GV : + Bảng lớp viết nội dung phần đầu bài học - HS : + Chuẩn bị bài ở nhà III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : A. Ổn định lớp : B. Kiểm tra bài cũ : Triệu và lớp triệu. - Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi và làm - 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài bài tập. tập : + Học sinh nhắc lại các hàng và các lớp. + HS viết bảng lớp và vở nháp các số do GV đọc : 5 000 000 , 70 000 000 , 90 000 000 , - Giáo viên nhận xét cho điểm học sinh. 200 000 000. C. Dạy bài mới : 1. giới thiệu bài : - Giáo viên giới thiệu bài mới ghi bảng. 2. Hướng dẫn đọc và viết số. - Giáo viên cho học sinh quan sát các hàng và lớp vẽ trên bảng. - Học sinh lên bảng viết lại số đã cho trong bảng. + Viết số : 342 157 413 + Đọc số : Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba. - Một vài em đọc số này. Hướng dẫn cách đọc : 3 đúng. c) Số giáo viên trung học phổ thông là : 98 714. 4. Củng cố – Dặn dò : - Giáo dục tư tưởng - Nhận xét tiết học - Về nhà xem lại bài tập đã làm - Chuẩn bị bài : Luyện tập ĐẠO ĐỨC TIẾT 3,4: VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP * I. MỤC TIÊU : - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. Biết được vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ. - Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. * Kĩ năng lập kế hoạch vượt khó trong học tập, tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập. - Giáo dục học sinh lòng yêu mến, khâm phục, noi theo những tấm gương học sinh nghèo vượt khó. II. CHUẨN BỊ : - GV : + Tranh minh họa truyện trong SGK + Bảng phụ - HS : + Hình tròn màu, xanh, đỏ III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : (Tiết 1) A. Ổn định lớp : B. Bài cũ : Trung thực trong học tập (tt) - Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi - 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi : + Thế nào là trung thực trong học tập ? + Vì sao phải trung thực trong học tập ? - Giáo viên nhận xét đánh giá chung C. Dạy bài mới : 1. Khám phá : - GV yêu cầu xem tranh minh họa trong SGK Bức tranh vẽ cảnh gì ? Nếu gặp khó khăn trong học tập em sẽ làm gì? GV giới thiệu : Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp khó khăn trong học tập, rủi ro. Chúng ta cần phải biết vượt qua 2. Kết nối : * Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện 4 a) Mục tiêu : Biết cách vượt khó trong học tập của bạn và học tập tinh thần vượt khó trong học tập của bạn. b) Cách tiến hành : - GV đọc truyện : Một học sinh nghèo vượt khó - 1 Học sinh đọc lại truyện : Một học sinh nghèo * Thảo luận nhóm vượt khó 5 Tự suy nghĩ, cố gắng làm bằng được. Nhờ bạn giảng giải để tự làm. Chép luôn bài giải của bạn. Nhờ người khác làm bài hộ. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn. Bỏ không làm. Dành thêm thời gian để làm. - Học sinh giải thích lí do vì sao chọn cách làm đó. - Giáo viên và cả lớp nhận xét, chốt lại cách giải quyết tốt. (Tiết 2) 3. Thực hành : * Hoạt động 4 : Xử lí tình huống Làm việc nhóm bàn (bài tập 2) a) Mục tiêu : Biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn trong học tập. b) Cách tiến hành : * Thảo luận nhóm - 1 Học sinh đọc tình huống trong SGK. - Giáo viên chia nhóm – Yêu cầu học sinh thảo luận. - Học sinh tiến hành trao đổi thảo luận xử lí tình huống. * Trình bày kết quả - Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp - Giáo viên và cả lớp nhận xét, kết luận cách giải quyết tốt. GV kết luận : Với mỗi khó khăn các em cần có cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng học tập để đạt kết quả tốt. * Hoạt động 5 : Biện pháp khắc phục khó khăn Làm việc nhóm 4 (Bài tập 4) a) Mục tiêu : Học sinh nêu được một số khó khăn có thể gặp phải trong học tập và biện pháp khắc phục. b) Cách tiến hành : *Thảo luận nhóm - 1 Học sinh đọc nội dung, yêu cầu bài tập. - Giáo viên chia nhóm – Yêu cầu học sinh thảo luận. - Học sinh trao đổi thảo luận nhóm hoàn thành bài tập theo mẫu. * Trình bày kết quả - Đại diện nhóm nêu những khó khăn và biện pháp khắc phục. - Giáo viên kết hợp viết tóm tắt lên bảng ý kiến của học sinh. Những khó khăn có Những biện pháp thể gặp phải khắc phục 1 7 - Giáo dục tính khéo tay, thẩm mĩ, ý thức tự phục vụ. II. CHUẨN BỊ : - GV : + Sử dụng hình trong SGK + Bộ dụng cụ cắt, khâu, thêu - HS : + Bộ dụng cụ cắt, khâu, thêu III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : A.Ổn định lớp : B. Kiểm tra bài cũ : Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu - Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi - 2 Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi : + Có những loại vật liệu nào thường dùng trong khâu, thêu ? + Em hãy nêu và thực hiện các thao tác xâu chỉ - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung vào kim và vê nút chỉ. C. Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : - Giáo viên giới thiệu bài mới ghi bảng 2. Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu : - Giáo viên giới thiệu mẫu, hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét hình dạng các đường vạch dấu, đường cắt vải theo đường vạch dấu. Nêu tác dụng của việc vạch dấu trên vải và + Vạch dấu để cắt vải được chính xác, không bị các bước cắt vải theo đường vạch dấu. xiên lệch. Cắt vải theo đường vạch dấu được thực hiện theo hai bước : vạch dấu trên vải và cắt vải theo đường vạch dấu. 3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật : a) Vạch dấu trên vải : - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình trong SGK và nêu : Nêu cách vạch dấu đường thẳng, đường cong + Vạch dấu đường thẳng : trên vải. Đặt mảnh vải lên mặt bàn, vuốt phẳng mặt vải. Đánh dấu hai điểm cách nhau + Vạch dấu đường cong : Đặt mảnh vải lên mặt bàn, vuốt phẳng mặt vải. Vẽ đường cong lên vị trí đã định. Độ cong và chiều dài đường cong tùy thuộc vào yêu cầu cắt GV lưu ý học sinh : may. Trước khi vạch dấu phải vuốt phẳng mặt vải. Khi vạch dấu đường thẳng phải dùng thước có cạnh thẳng b) Cắt vải theo đường vạch dấu : - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình trong SGK và nêu : 9
File đính kèm:
giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_4_tuan_3.doc